Nguồn gốc, ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Thần Tài trong tín ngưỡng phương Đông là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ. Ngày vía Thần Tài là ngày người dân chọn ra nhằm mục đích cúng vị Thần Tài để được phù hộ độ trì, đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến thành công như ý.

Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài. Song ngày quan trọng nhất vẫn là ngày 10 tháng Giêng, gia chủ làm ăn kinh doanh chú tâm chuẩn bị cho lễ cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa.

Nguồn gốc ngày vía Thần Tài

Sự tích về Thần Tài thì có rất nhiều truyền thuyết, mọi người ai cũng biết. Tuy nhiên hiện nay, trong phong tục thờ Thần Tài và cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng, là theo sự tích sau (tham khảo) :

Nguồn gốc thần tài

Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên.

Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.

Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn.

Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn. Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Tầm ảnh hưởng trong văn hoá

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.

Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày Vía thần tài nên cúng những gì 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, ngoài cúng ngày Thần Tài, họ còn cúng ngày 10/1 âm lịch hàng tháng.

Mâm cúng ngày thường là hoa quả, đồ chay, còn ngày vía Thần Tài thì người ta cúng mặn gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…

Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Ngày Vía Thần Tài Nên Mua gì 

Mua vàng là những việc nên làm trong ngày vía Thần Tài. Nhưng mua vàng thế nào, bao nhiêu là đúng, bao nhiêu là đủ? Vấn đề này vẫn luôn gây tranh cãi cho nhiều khách hàng mua vàng Thần Tài. Thật ra, mẫu mã sản phẩm vàng trong ngày Thần Tài rất đa dạng. Với nhiều kích thước, kiểu dáng, trọng lượng khác nhau.

Vì vậy khách hàng có thể chọn lựa theo nhu cầu, điều kiện tài chính. Thông thường, mua 1 chỉ cầu Lộc, 2 chỉ cầu Phát và 5 chỉ cầu Tài. Thế nên, người mua có thể áp dụng theo cách mua phổ biến này.

Về hình thức thì có đa dạng từ vàng miếng, vàng thỏi, nhẫn, lắc tay, Charm vàng…với nhiều hoa văn hình thù khác nhau. Nên bạn có thể chọn lựa theo sở thích của mình.

Vật Phẩm Phong Thuỷ ngày vía thần tài

Tượng thần tài mạ vàng 

Tượng thần tài mạ vàng là món quà ý nghĩa ngày vía thần tài để cầu may mắn, thuận lợi kinh doanh cả năm. Để tượng thần tài trở thành vật phẩm phong thuỷ hút tài lộc, bạn nên đặt trên bàn hoặc tủ đối diện với cửa chính để khi bước vào nhà bạn có thể nhìn thấy tượng thần tài. Trong phong thuỷ, điều này có nghĩa thần tài đón khí mới truyền năng lượng vào nhà, chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà, giúp gia chủ có thêm tài lộc.

Lá bồ đề mạ vàng 

Lá Bồ đề còn là biểu trưng cho sự may mắn an lành. Nó gắn liền với các câu chuyện về Phật Pháp  nên nhiều người coi đó là loại lá cây linh thiêng. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh chiếc lá bồ đề ở trên các bàn thờ của người Việt Nam. Chính vì thế, lá bồ đề còn mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta nhớ về đạo lý của Phật pháp từ đó giúp tâm hướng thiện, sống chan hòa với cộng đồng, yêu thương gia đình, bản thân tích đức cho thế hệ sau.

Dương Tiệp/Gold Việt

Hotline tư vấn sản phẩm quà tặng, dịch vụ mạ vàng 24/7:

Hotline: 0898786555

Ngoài các sản phẩm có sẵn, bạn có thể đặt chế tác quà tặng theo yêu cầu thiết kế riêng với bất kỳ số lượng.

Gold Việt có showroom bán và trưng bày quà tặng tại: TP. Hồ Chí Minh (HCM).