Hình tượng Heo trong văn hoá

Hình tượng heo trong văn hoá 

Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người. Và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.

Biểu tượng của sự phồn thực

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng. Trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam.
  
Trong văn hóa dân gian, con lợn được xem là vật tổ, có những truyền thuyết nói về con lợn cứu người, lợn giúp tìm ra nguồn nước để uống, để trồng trọt chăn nuôi thoát khỏi cảnh đói khát và tuyệt chủng.
Trong các mâm cỗ cúng, nếu con gà biểu tượng cho sự trang trọng. Thì con lợn thể hiện tính cộng đồng. Khi chọn một con lợn làm đồ cúng. Người dân phải nuôi riêng từ 05- 07 ngày. Hằng ngày tắm rửa cho lợn, cho ăn chế độ riêng. Lúc này, lợn được người dân gọi là ông lợn, ông ỉn. Khi một vật nuôi được linh thiêng hóa như vậy, mâm cúng ấy là cách để con người giao tiếp với thần linh.

Biểu tượng của lễ dạm ngõ

Là biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc. Trong tục lệ cưới hỏi của người Việt xưa nay. Con heo luôn có mặt trong những sính lễ tơ hồng, từ lễ dạm ngõ, đám hỏi và cả đám cưới. Người miền Bắc thường dùng thủ lợn (đầu heo) trong các lễ ăn hỏi.
Còn người miền Nam thường dùng cả con heo sữa quay cho lễ nạp tài đám cưới với ý nghĩa chúc cô dâu chú rể phát tài, phát lộc và sớm có tin vui (hàm ý cầu mong sự sinh sôi). Ngoài ra, trong nhiều lễ cúng tế long trọng vào các dịp đầu hoặc cuối năm, từ cúng các vị thần ở đền, miếu đến cúng tổ tiên, ông bà để cầu tài lộc hay tạ lễ, trên mâm cỗ cũng thường xuất hiện một con heo quay cầu mong tài lộc và thể hiện sự thành kính của con cháu.

Hình tượng Heo trong hội hoạ

Có thể hình ảnh trong đời sống sinh hoạt, có những chú lợn nhỏ, lợn gầy. Tuy nhiên, trong các bức tranh dân gian Đông Hồ. Chú lợn luôn xuất hiện với dáng vẻ đầy đặn, béo tốt. Mõm dài với cái miệng rộng đến mang tai như cái gầu dai. Mà ông bà có câu “miệng gầu dai ngày nhai hai gánh cám”  đây là loại heo hay ăn chóng lớn.

Bức tranh lợn đàn vẽ lợn nái sề với đàn con 5 đứa là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực. Trên mình lợn có vòng khoáy Âm – Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở. Bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng. Con tím lúc nhúc cả dưới chân. Có thêm xoáy âm dương  làm con lợn như thoát tục, trở nên linh thiêng.

Những câu thành ngữ hay về Heo, lợn

  • Lợn lành thành lợn què
  • Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo bộ lòng mới ngon
  • Con gà cục tác lá chanh/Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
  • Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng
  • Nuôi heo thì phải vớt bèo/Lấy vợ thì phải nợp cheo cho làng
  • Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

  • Lợn cấn ăn cám tốn (đối lại với câu: Chó khôn chớ cắn càn)
  • Lợn cưới áo mới: Khoe đồ đẹp
  • Lợn đói cả năm không bằng tằm đói một bữa
  • Chăn lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa
  • Ba bà đi bán lợn con, lon ton chạy về/ba bà đi bán lợn sề, chạy về lon ton
  • Đầu gà, má lợn
  • Giàu nuôi chó, khó nuôi heo
  • Hùm nằm cho lợn liếm lông
  • Người ta thách lợn, thách gà/Nhà em thách cưới, một nhà khoai lang
  • Đồ con lợn như là một câu chửi
  • Con lợn da trắng dùng để chửi những người phương Tây da trắng,
  • Mập như heo chế diễu một ai đó mập
  • [Háu] ăn như heo: Chế diễu ai đó ham ăn
  • Tuồng chó lợn hay phường chó lợn: Câu chỉ sự khinh mạn
  • Lợn chê chó có bọ
  • Lợn không cào, chó nào sủa
  • Lợn đầu cau cuối
  • Lợn rọ, chó thui
  • Lợn ăn xong lợn nằm, lợn béo/Lợn ăn xong lợn réo, lợn gầy
  • Lợn đói một bữa bằng người đói cả năm
  • Lợn nước mạ, cá nước rươi
  • Lợn thả, gà nhốt
  • Lợn bột thì ăn thịt ngon, lợn nái thì đẻ lợn con cũng lời
  • Lợn trong chuồng thả ra mà đuổi: chê người thích đưa việc vào mình
  • Cưới em anh nghĩ cũng lo/Con lợn chẳng có, con bò thì không
  • Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn/Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm
  • Giàu lợn nái, lãi gà con
  • Đang khi lửa tắt cơm sôi/Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
  • Còn duyên anh cưới ba heo/hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi
  • Cồng cộc bắt cá dưới bàu/Cha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heo
  • Bố chồng là lông con lợn/Mẹ chồng như tượng mới tô Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi
  • Bao nhiêu củ rím củ hà/Để cho con lợn con gà nó ăn
  • Mẹ em tham thúng xôi dền/Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
  • Anh giúp một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm
  • Yêu nhau chả lấy được nhau/Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
  • Hai vợ nằm chèo queo/Ba vợ ra chuồng heo mà nằm
  • Giả heo ăn hổ (thành ngữ Trung Quốc)
  • Lợn giò, bò bắp
  • Ruột heo hơn phèo trâu

Tượng heo phong thuỷ mạ vàng của Gold Việt

Tượng đồng Tượng heo mạ vàng do quà vàng Việt thiết kế nổi bật với dáng vẻ tươi tắn, yên vui, mập mạp, miệng như đang cười. Để cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp này, đội ngũ thợ kim hoàn dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các công đoạn thiết kế, chế tác và kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt với mục đích đạt được sản phẩm chất lượng tuyệt hảo nhất.
Tượng heo được đúc bằng đồng nguyên khối phía ngoài dát vàng 24k tạo nên vẻ đẳng cấp, trang trọng cho tổng thể không gian. Trước khi cung cấp ra thị trường, sản phẩm đều được sơn Nano bảo vệ mọi tác động bên ngoài đồng thời tượng được đặt lên trên giá gỗ làm nổi bật tượng heo.

Tại sao nên trưng bày tượng heo?

Người tuổi Hợi trưng bày tượng linh vật theo tuổi là điều hoàn toàn đúng đắn. Việc bài trí (trưng bày) tượng heo (hợi, lợn) hợp phong thủy sẽ giúp cho chủ nhân của loài linh vật này phát huy tốt hơn những điểm mạnh của mình. Ngoài những người tuổi Hợi ra thì những người thuộc các tuổi Mão, Mùi sử dụng biểu tượng heo phong thủy cũng rất tốt, đem lại nhiều may mắn, và những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Cách bài trí tượng heo phong thủy mạ vàng hợp phong thủy

– Đặt tượng heo phong thủy mạ vàng ở góc cung Tài lộc (Đông Nam) để thu hút vận may về sự giàu sang. Có thể bày trên bàn trong phòng khách, văn phòng, cửa hàng, bày trên bàn thờ, két bạc, bàn làm việc…
– Đặt đôi tượng heo phong thủy dát vàng ở cạnh giường để tăng khả năng thụ thai đối với ai đang mong có em bé.
– Đặt tượng heo phong thủy ở bàn làm việc, phòng khách và khu vực dành cho gia đình để thành công hơn trong công việc và đền đáp nỗ lực.
– Nếu bạn là ông chủ hay sếp của bạn đang muốn tìm nhân lực tận tụy để phát triển công ty, hãy chọn tượng heo phong thủy mạ vàng tặng sếp để trên bàn làm việc chắc chắn sẽ chiêu mộ được nhiều nhân tài.
– Đặt tượng heo phong thủy cùng với bình tài lộc và thuyền tài lộc để hỗ trợ nhau tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho bạn và gia đình và để các mối quan hệ thuận lợi, hãy đặt tượng heo ở góc Tây Bắc của nhà.
Ngoài ra, người thuộc các tuổi Hợi, Mão, Mùi, sử dụng biểu tượng heo phong thủy cũng rất tốt, đem lại nhiều may mắn, thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Hotline tư vấn sản phẩm quà tặng, dịch vụ mạ vàng 24/7:

Hotline: 0898786555

Ngoài các sản phẩm có sẵn, bạn có thể đặt chế tác quà tặng theo yêu cầu thiết kế riêng với bất kỳ số lượng.

Gold Việt có showroom bán và trưng bày quà tặng tại: TP. Hồ Chí Minh (HCM).

Zalo
Hotline 0898.786.555